Hotline: 0912.353.353 - Hà nội: 44501308
Yahoochat: cafe3dsieunet@yahoo.com.vn

AMD có phương pháp tiếp cận mở với HD3D

Đánh giá
Bạch Đình Vinh

AMD cho rằng cách tốt nhất để lắp ráp một thiết bị chơi game PC 3D lập thể là tự mình chọn tất cả bộ phận.
Nhà sản xuất chip AMD sẽ tung ra HD3D - câu trả lời cho công nghệ 3D Vision của NVIDIA. HD3D có cách tiếp cận mở cho hỗ trợ phần cứng và phần mềm. AMD đã hỗ trợ 3D trong một số card đồ họa của họ nhưng HD3D giống một quy chuẩn nhiều hơn (quy chuẩn về việc AMD sẽ xử lý công nghệ 3D như thế nào). Và quy chuẩn này phần lớn là đề cập tới loại kính bạn sẽ sử dụng.
NVIDIA là hậu thuẫn vững chắc cho công nghệ kính màn trập chủ động - dùng pin để cấp nguồn, thay đổi khung hình giữa mắt trái và phải để tạo hiệu ứng 3D - và loại kính duy nhất bạn có thể nhận được cho 3D Vision là do NVIDIA chế tạo. Card đồ họa AMD sẽ hỗ trợ tất cả các loại 3D, bao gồm cả phân cực thụ động và cuối cùng là màn hình không cần kính. AMD không có kế hoạch sản xuất kính 3D của riêng mình. Đó sẽ là công việc cho các bên thứ ba để người tiêu dùng tự mình lựa chọn.
3D thụ động đòi hỏi loại màn hình khác so với màn trập chủ động và AMD đã cam kết hỗ trợ các màn hình thụ động của Zalmon Trimon và iZ3D (sắp tới sẽ có nhiều hơn nữa). Không rõ liệu AMD sẽ hỗ trợ những màn hình 3D hiện có (chẳng hạn như màn hình 3D của Samsung và Acer) hay không. Câu trả lời rất có thể là không vì chúng được dự định để sử dụng cùng với kính 3D Vision của NVIDIA. Hầu hết TV 3D (tất cả đều sử dụng màn trập chủ động) sẽ làm việc tốt khi sử dụng kính của riêng mình.
Tại cuộc họp báo gần đây, các nhà sản xuất phần mềm như DDD cũng "công khai tình yêu” của họ với cách tiếp cận mở của AMD. DDD sẽ giảm giá cho phần mềm TriDef của họ (TriDef chuyển đổi các trò chơi, hình ảnh và video 2D thành 3D). TriDef hỗ trợ 3D chủ động và thụ động, đã xuất hiện trong một vài MTXT 3D AMD.

Trình chiếu tác phẩm 3D về Hoàng thành Thăng Long dịp 2/9

Đánh giá
Quỳnh Giang

Rất nhiều hình ảnh về Hà Nội xưa đang được nhóm kiến trúc sư Hà Nội phục dựng bằng công nghệ 3D và một phần trong số đó sẽ được công chiếu dịp lễ 2/9/2010.
Di tích Hoàng thành Thăng Long (HTTL) mới đây đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, tuy nhiên thật khó có thể tưởng tượng được ra diện mạo của HTTL từ thời thành Đại La mới hoàn thành cho tới thế kỷ 19, khi không nó còn dấu tích hoàn chỉnh. Vì vậy, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tận dụng sức mạnh của công nghệ 3D để phục dựng cho được di tích này.
Hình ảnh Khuê Văn Các xưa được phục dựng lại bằng công nghệ 3D.
Không chỉ có di tích HTTL được phục dựng bằng hình ảnh 3D mà rất nhiều hình ảnh về Hà Nội cũng đang được nhóm kiến trúc sư Hà Nội phục dựng nhằm hướng đến 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Những hình ảnh phim 3D hùng vĩ và sống động về HTTL, quá trình dời đô Hoa Lư về thành Đại La..., dù chỉ là ngắn nhưng sẽ khiến người xem thực sự ngạc nhiên như đang được sống trong phim và sờ thấy các hiện vật.
Theo anh Đinh Việt Hưng, trưởng nhóm 3D Hà Nội, hình ảnh dời đô Hoa Lư về thành Đại La, hình ảnh của kinh thành Thăng Long và hình ảnh của phố cổ Hà Nội, những công trình của Pháp xây dựng ở Hà Nội… hy vọng sẽ mang tới cho mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ và những người đam mê công nghệ hiểu sâu hơn về ý nghĩa lịch sử tuyệt vời của Việt Nam.
Những bức ảnh về Hà Nội hiện ra thân thương trên con đường mộc mạc, ít người qua lại, những gánh hàng rong với những cô gái mặc yếm thắm ngồi trước hiên nhà. Bên cạnh đó, những công trình kiến trúc thời Pháp thuộc hay một Khuê Văn các với kiến trúc độc đáo thể hiện qua công nghệ 3D, giúp người xem có thể cảm nhận được về những đường nét, không gian hình khối của Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Cũng theo anh Hưng, hình ảnh hơn 600 hiện vật thời Lý - Trần của nhà sưu tập Dương Phú Hiến được đưa lên mạng là một phần rất quan trọng trong phần bảo tàng ảo của ông, để mọi người có thể quan sát trực tuyến và nhanh nhất bằng việc sử dụng công nghệ tiên tiến nhất.
Để có thể tái hiện Hà Nội xưa qua những thước phim 3D, các thành viên trong nhóm 3D Hà Nội đã mất rất nhiều công sức và thời gian để sưu tầm tài liệu. Căn cứ vào những tài liệu có sẵn, các thành viên của nhóm phải đi thực địa để đo đạc những di sản còn lại của Thủ đô, việc này đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ và tập trung cao độ để hình thành những bức ảnh phù hợp nhất với không gian thực tế.
Vì vậy, những bức ảnh 3D được tái dựng không chỉ bằng hình ảnh 3D thông thường, bằng tư liệu ghi chép, mà còn thêm cả trí tưởng tượng. Điều mà các kiến trúc sư trong nhóm 3D đã và đang thực hiện về con người Hà Nội tài hoa và đầy sáng tạo, để Hà Nội thêm tự hào về mảnh đất rồng thiêng hào hoa.

Adobe sẽ đưa ra bản preview Flash 3D



Adobe Systems bắt đầu mang 3D đến nền tảng Flash của họ, dự kiến sẽ tung ra bản xem trước (preview) công nghệ này tại hội nghị nhà phát triển trong tháng 10/2010 tới.
Một phiên họp có tiêu đề "Flash Player 3D tương lai" sẽ phác thảo một phiên bản Flash tương lai, sẽ có khả năng chơi các nội dung 3D, theo danh sách chương trình cho triển lãm thương mại Adobe Max 2010, sẽ được tổ chức từ ngày 23 - 27/10/2010 tại Los Angeles (Mỹ).
Phiên họp sẽ "xem xét kỹ API (giao diện lập trình ứng dụng) 3D thế hệ tiếp theo có trong phiên bản Flash Player tương lai". Flash Player đang "hiện diện” như là một plug-in trình duyệt, cho phép người dùng chơi game hoặc xem nội dung đa phương tiện. YouTube của Google sử dụng Flash để phân phối video trên website của mình.
Hôm thứ Sáu 9/7/2010, giới chức Adobe vẫn chưa có bình luận gì về ngày phát hành Flash Player 3D. Adobe đã đưa ra nhiều công cụ cho hoạt hình 3D trong Flash, nhưng nền tảng mới có thể mang lại những trải nghiệm 3D phong phú hơn.

Vũ Quang Hải - 0912.353.353 - Hà nội: 44501308 | Create a free website with uCoz