Hotline: 0912.353.353 - Hà nội: 44501308
Yahoochat: cafe3dsieunet@yahoo.com.vn

So sánh 3D chủ động và 3D thụ động

SỰ KHÁC BIỆT DỄ NHẬN THẤY NHẤT Ở HAI CÔNG NGHỆ 3D TRÊN LÀ Ở KÍNH CHUYÊN DỤNG. KÍNH CỦA 3D THỤ ĐỘNG LÀ DẠNG PHÂN CỰC, RẺ VÀ NHẸ HƠN NHIỀU SO VỚI 3D CHỦ ĐỘNG.

Kính 3D thụ động có giá chỉ vài trăm nghìn đồng trong khi kính 3D chủ động lại thường có giá cả triệu đồng.
Kính 3D thụ động có giá chỉ vài trăm nghìn đồng trong khi kính 3D chủ động lại thường có giá cả triệu đồng.
Đối với LG, công nghệ TV 3D thụ động với màn FPR là công nghệ TV 3D thế hệ thứ hai, tiếp sau công nghệ chủ động với kính màn trập và trước công nghệ TV 3D không cần kính. Các mẫu TV 3D FPR (hay Film Patterned Retarde) sử dụng một lớp màn phân cực được dán lên trên màn hình LCD của TV, cho phép tách từng hình ảnh riêng biệt tới các mắt kính chuyên dụng trái và phải trong cùng một thời điểm. Nhờ vậy giúp người xem có thể tưởng tượng ra độ sâu và trạng thái nổi của các vật thể trên màn hình phẳng thông thường.
So với công nghệ 3D chủ động, vốn đang được Sony, Samsung hay Panasonic, Sharp áp dụng trên nhiều mẫu TV 3D của mình hay ở các dòng TV 3D đời đầu 2010 của LG, công nghệ 3D FPR cho chất lượng hình ảnh nổi qua kính chuyên dụng sáng hơn, không bị nhấp nháy do mắt kính không phải chớp tắt như kính màn trập ở 3D chủ động. Đồng thời, tốc độ quét hình từ màn hình tới các mắt kính cũng không bị giảm đi nên hiện tượng mỏi mắt khi xem 3D lâu cũng không gặp phải ở TV 3D thụ động.
Tuy nhiên, 3D thụ động cũng không phải không có những điểm yếu so với 3D chủ động. Do thực hiện việc phát đồng thời 2 hình ảnh riêng biệt tới mỗi mắt kính đồng thời nên màn hình 3D FPR phải thể hiện đồng thời cả hai hình trên màn hình Full HD, kéo theo đó hình ảnh tới mỗi mắt kính phân cực chỉ có độ phân giải 1.920 x 540 pixel khiến độ phân giải 3D mà người xem thấy được chỉ đạt 1080i.
Trong khi đó, do phát lần lượt từng khung hình riêng biệt từ màn hình 3D tới mắt kính màn trập, 3D chủ động có khả năng trình diễn hình ảnh nổi ở độ phân giải Full HD.
So với 3D chủ động, điểm khác biệt lớn nhất mà người dùng có thể dễ dàng nhận thấy được ở 3D thụ động là kính chuyên dụng. Kính chuyên dụng của TV 3D thụ động nhẹ hơn gần 1/3 so với màn trập thông thường, và đi kèm với mức giá rẻ hơn, chỉ khoảng 200.000 đồng một cặp so với mức giá trên 1 triệu đồng của kính màn trập.
Dưới đây là đoạn video so sánh giữa hai công nghệ 3D chủ động với kính màn trập (Shutter Glass) và 3D thụ động FPR với kính phân cực ở các dòng TV 3D của LG.

Tuấn Anh


TV 3D chủ động ngày càng đắt hơn 3D thụ động

THỐNG KÊ TỪ THỊ TRƯỜNG MỸ CHO THẤY, GIÁ BÁN TRUNG BÌNH CỦA TV 3D THỤ ĐỘNG RẺ HƠN TỪ 9 CHO TỚI 14% SO VỚI CÁC MODEL 3D CHỦ ĐỘNG CÙNG KÍCH THƯỚC.

Hãng nghiên cứu thị trường màn hình IHS iSupply vừa đưa ra một bản tổng kết về thị trường TV phẳng nửa đầu năm 2011 với chủ đề chính là việc giá trung bình đang ngày càng tăng lên do sự xuất hiện của TV 3D. IHS đưa ra dẫn chứng cho thấy, tháng 6 vừa rồi là tháng thứ tư mà giá trung bình của TV màn hình phẳng ở thị trường trường Mỹ đã tăng so với tháng trước, tăng từ mức 1.123 USD trong tháng 5 lên thành 1.133 USD cho một sản phẩm.
Tuy nhiên, LCD mới là dòng TV phẳng có giá bán trung bình tăng lên trong khi TV Plasma giá trung bình vẫn ổn định ở mức 1.590 USD một sản phẩm. Ngoài ra, sự xuất hiện của ngày càng nhiều các model 3D là nguyên nhân chính khiến cho giá TV ngày càng tăng.
Thống kê giá bán trung bình của thị trường TV màn hình phẳng tại Mỹ của IHS iSupply.
Thống kê giá bán trung bình của thị trường TV màn hình phẳng tại Mỹ của IHS iSupply.
"Những model 3D mới sử dụng công nghệ kính màn trập là nguyên nhân chính khiến cho giá trung bình của TV tăng mạnh trong tháng vừa qua. Đây cũng là loại TV 3D thông dụng nhất trên thị trường hiện nay", Riddhi Patel, trưởng nhóm nghiên cứu thị trường TV của IHS cho biết.
Kết quả nghiên cứu của IHS cũng cho thấy, trong khi TV 3D thụ động giá trung bình ngày càng tăng lên thì TV 3D thụ động mức giá bán lại hầu như không biến động. Nhờ vậy, khoảng chênh lệch giữa giá bán của hai loại TV 3D này đang dần giãn ra và khiến cho 3D thụ động có lợi hơn cho túi tiền người tiêu dùng.
Cùng với kích thước 40 đến 49 inch, giá của TV 3D thụ động rẻ hơn 3D chủ động khoảng 9%. Mức chênh lệch giữa hai loại TV 3D này còn lên đến 14% nếu như so sánh ở các model có kích thước 50 inch trở lên.
TV 3D thụ động dùng loại kính phân cực có giá rẻ hơn nhiều so với kính màn trập.
TV 3D thụ động dùng loại kính phân cực có giá rẻ hơn nhiều so với kính màn trập.
Ngoài khoảng chênh lệch như vậy, TV 3D thụ động còn tốn kém ít chi phí đầu tư vào phụ kiện kính chuyên dụng hơn Một mẫu kính phân cực thông thường có giá rẻ chỉ bằng một phần ba hoặc một phần tư kính màn trập. Như vậy mua một chiếc kính màn trập để xem 3D chủ động sẽ tương đương với mua 4 bốn chiếc kính dùng để xem TV 3D thụ động.
Tuy nhiên, yếu tố quyết định người mua TV 3D không hoàn toàn phụ thuộc vào giá mà còn vào chất lượng trình diễn hình ảnh. Cả 3D thụ động và chủ động đều có những ưu và khuyến điểm riêng.

Vũ Quang Hải - 0912.353.353 - Hà nội: 44501308 | Create a free website with uCoz