Công nghệ 3D
Chỉ đường đi bằng công nghệ 3D
Những tân sinh viên ở trường Kỹ thuật máy tính của ĐH Quốc gia Singapore (NUS) hẳn sẽ luôn nhớ hai cựu sinh Việt Nam đã sáng tạo ra thiết bị chỉ đường hiện đại và hữu ích.
Trường Kỹ thuật máy tính (SoC) gồm 2 tòa nhà chính cao 4 và 5 tầng, cộng thêm 4 tầng nữa trong 2 tòa nhà khác. Tổng cộng có khoảng hơn 300 phòng học, giảng đường, phòng các giáo sư… Thiết bị chỉ đường vốn tồn tại nhiều năm ở cửa tòa nhà chính của SoC chỉ cho biết địa chỉ phòng làm việc của các giáo sư và sơ đồ phòng ở mỗi tầng.
Hai anh em sinh đôi Nguyễn Thế Loan, Nguyễn Thế Luân đã quyết tâm "làm một cái gì đó khác biệt" cho dự án tốt nghiệp ĐH tại SoC của mình. Cậu em Thế Luân học ngành hệ thống thông tin chịu trách nhiệm viết phần mềm cho thiết bị. Trong khi đó Thế Loan, học kỹ thuật máy tính 1 năm rồi chuyển sang học lập trình, mày mò, nhặt nhạnh trong phòng thí nghiệm để sáng tạo ra phần cứng, đồng thời vẽ bản đồ 3 chiều (3D) của toàn bộ cơ sở phòng ốc của SoC.
Tìm đường trên màn hình đa tương tác và bản đồ 3D |
Thế Loan (phải) và Thế Luân |
Sau 10 tháng "thai nghén", tháng 10.2010, kios chỉ đường của Thế Loan - Thế Luân xuất hiện tại tiền sảnh SoC trước sự trầm trồ của các sinh viên trong trường. Thiết bị này cho phép người sử dụng cùng lúc dùng nhiều ngón tay tương tác trên màn hình 52 inch để ra lệnh tìm đường. Một camera đặt phía sau màn hình sẽ thu nhận lệnh từ các ngón tay và gửi về cho máy tính xử lý. Sau đó, màn hình sẽ hiện lên bản đồ 3D với mũi tên dẫn bạn đi từng bước từ một nơi nào đó đến nơi cần tìm, bên cạnh những dòng chỉ dẫn rẽ phải, rẽ trái, lên cầu thang bộ, thang máy… Màn hình đa tương tác cũng cho phép phóng to, thu nhỏ, kéo rê hình ảnh theo mong muốn.
Để tiết kiệm thời gian và bảo đảm bạn không quên trên đường đi, kios có thể gửi lời chỉ dẫn vào điện thoại di động của bạn. Kios cũng giúp bạn tìm tên các giáo sư và phòng làm việc của họ chỉ bằng một ký tự đầu tiên. Nếu không có cơ hội tương tác trực tiếp với thiết bị, người cần tìm đường cũng có thể vào trang web socdirectory.com để được hướng dẫn bằng chữ và tải bản đồ văn phòng các giáo sư.
Chia sẻ về công trình, Thế Luân cho biết phần mềm viết cho thiết bị sử dụng công nghệ mới nên không tìm được sự hỗ trợ nào trên mạng. Trong khi đó, gánh nặng ở phần cứng không nằm ở công nghệ mà là việc làm sao để ghép các thứ vào với nhau thành một hệ thống vận hành được. "Ở SoC, sinh viên làm dự án tốt nghiệp phần lớn là viết phần mềm. Chưa ai làm phần cứng cả", Thế Loan nói. Loan cũng cho biết mình làm được điều này là nhờ sự hỗ trợ từ phòng thí nghiệm robot của trường cao đẳng nghề Singapore
Polytechnic, nơi Loan làm việc toàn thời gian trong suốt 3 năm rưỡi học ĐH.
XÂY NHÀ BẰNG CÔNG NGHỆ 3D PANEL: GỠ RỐI CHO BÀI TOÁN NHÀ GIÁ RẺ
(Theo VEN)
Từ nhiều thế kỷ qua, phương pháp kết cấu dạng khung đổ bê tông toàn khối tại chỗ được áp dụng rất rộng rãi trên các công trình xây dựng ở Việt Nam.
Tuy nhiên với nhịp độ phát triển nhanh chóng của ngành xây dựng hiện nay, nhất là trước nhu cầu quá lớn về nhà ở thì phương pháp này đang bộc lộ nhiều khiếm khuyết không thể bỏ qua. Công nghệ xây dựng bằng vật liệu mới: tấm kết cấu 3D hay còn gọi là công nghệ 3D panel được coi là giải pháp cho vấn đề này.
Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM Nguyễn Văn Hiệp cho biết: Theo kế hoạch, mỗi năm thành phố phải xây dựng trung bình 8.000 căn hộ chung cư (khoảng 36 triệu m2 nhà). Nhưng cứ theo công nghệ "cũ” thường gọi là công nghệ toàn khối với kiểu làm xây từng viên gạch, đổ từng tấm bê tông như hiện nay, ngành xây dựng thành phố không sợ thất nghiệp vì thị trường luôn có nhiều việc để làm nhưng không đáp ứng nổi nhu cầu cho xã hội về nhà ở, cho dù chỉ là để giải quyết riêng chương trình nhà ở cho người có thu nhập thấp.
Hơn nữa, có một thực tế đang diễn ra hiện nay là vốn để đầu tư công nghệ không phải là bức xúc hàng đầu mà chính là bệnh sợ công nghệ mới, tâm lý, cách thức quản lý của các doanh nghiệp chưa thật sự chuyên nghiệp, điều này đã tạo nên sự lạc hậu và lãng phí trong đầu tư xây dựng. Trong khi xây dựng chung cư theo công nghệ mới thời gian có thể rút ngắn 6 lần so với xây dựng bằng tay hoặc 3 lần nếu sử dụng bằng máy móc thông thường và ít nhất tiết kiệm hơn 15% chi phí đầu tư…
Nhiều chuyên gia đã cho rằng, với và chỉ có công nghệ 3D Panel mới có thể nói đến xây dựng đại trà để tạo ra một đột phá mới trên thị trường xây dựng. Ưu điểm nổi bật của công nghệ này đó là tạo cho công trình xây dựng có khả năng chịu lực cao, có thể chịu được bão với sức gió 300km/h (thực tế tại Florida - Mỹ), chịu động đất trên 7,5 độ Richte (thử nghiệm của Đại học Tongji - Thượng Hải – Trung Quốc). Trọng lượng kết cấu chỉ bằng 60% so với gạch và bê tông truyền thống, thích hợp cho những chung cư cao tầng xây trên nền đất yếu vì tiết kiệm chi phí gia cố nền móng.
Đặc biệt, những tấm 3D panel hoàn toàn không sử dụng gạch trong xây dựng, nó được làm sẵn theo thiết kế nên thời gian thi công nhanh, không cần sử dụng nhiều máy móc cơ giới nặng nề, phức tạp. Công nghệ 3D dễ tiếp thu, dễ thi công và không đòi hỏi tay nghề cao.
Nếu ứng dụng vào xây nhà cao tầng thì chắc chắn giá thành phần thô của công trình sẽ rẻ hơn ít nhất 20% so với xây dựng truyền thống, đồng thời vẫn đảm bảo tuổi thọ không dưới 50 năm.
Ngoài việc xây dựng nhà ở, công nghệ tấm kết cấu 3D còn được ứng dụng để làm đường, nhà kho, vách ngăn và sàn của nhà cao tầng, sân vận động, hội trường, nhà xưởng… Tấm kết cấu 3D còn là một công nghệ thân thiện với môi trường, tiết kiệm nguyên vật liệu (gạch, đá, sắt thép), bảo tồn và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên (gỗ, chất đốt, xăng dầu). Qúa trình sản xuất tấm 3D không gây tiếng động lớn, không có khí thải hoặc nước thải độc hại, không có chất thải rắn gây nguy hiểm cho người lao động và môi trường xung quanh.
Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM Nguyễn Văn Hiệp cho biết: Theo kế hoạch, mỗi năm thành phố phải xây dựng trung bình 8.000 căn hộ chung cư (khoảng 36 triệu m2 nhà). Nhưng cứ theo công nghệ "cũ” thường gọi là công nghệ toàn khối với kiểu làm xây từng viên gạch, đổ từng tấm bê tông như hiện nay, ngành xây dựng thành phố không sợ thất nghiệp vì thị trường luôn có nhiều việc để làm nhưng không đáp ứng nổi nhu cầu cho xã hội về nhà ở, cho dù chỉ là để giải quyết riêng chương trình nhà ở cho người có thu nhập thấp.
Hơn nữa, có một thực tế đang diễn ra hiện nay là vốn để đầu tư công nghệ không phải là bức xúc hàng đầu mà chính là bệnh sợ công nghệ mới, tâm lý, cách thức quản lý của các doanh nghiệp chưa thật sự chuyên nghiệp, điều này đã tạo nên sự lạc hậu và lãng phí trong đầu tư xây dựng. Trong khi xây dựng chung cư theo công nghệ mới thời gian có thể rút ngắn 6 lần so với xây dựng bằng tay hoặc 3 lần nếu sử dụng bằng máy móc thông thường và ít nhất tiết kiệm hơn 15% chi phí đầu tư…
Nhiều chuyên gia đã cho rằng, với và chỉ có công nghệ 3D Panel mới có thể nói đến xây dựng đại trà để tạo ra một đột phá mới trên thị trường xây dựng. Ưu điểm nổi bật của công nghệ này đó là tạo cho công trình xây dựng có khả năng chịu lực cao, có thể chịu được bão với sức gió 300km/h (thực tế tại Florida - Mỹ), chịu động đất trên 7,5 độ Richte (thử nghiệm của Đại học Tongji - Thượng Hải – Trung Quốc). Trọng lượng kết cấu chỉ bằng 60% so với gạch và bê tông truyền thống, thích hợp cho những chung cư cao tầng xây trên nền đất yếu vì tiết kiệm chi phí gia cố nền móng.
Đặc biệt, những tấm 3D panel hoàn toàn không sử dụng gạch trong xây dựng, nó được làm sẵn theo thiết kế nên thời gian thi công nhanh, không cần sử dụng nhiều máy móc cơ giới nặng nề, phức tạp. Công nghệ 3D dễ tiếp thu, dễ thi công và không đòi hỏi tay nghề cao.
Nếu ứng dụng vào xây nhà cao tầng thì chắc chắn giá thành phần thô của công trình sẽ rẻ hơn ít nhất 20% so với xây dựng truyền thống, đồng thời vẫn đảm bảo tuổi thọ không dưới 50 năm.
Ngoài việc xây dựng nhà ở, công nghệ tấm kết cấu 3D còn được ứng dụng để làm đường, nhà kho, vách ngăn và sàn của nhà cao tầng, sân vận động, hội trường, nhà xưởng… Tấm kết cấu 3D còn là một công nghệ thân thiện với môi trường, tiết kiệm nguyên vật liệu (gạch, đá, sắt thép), bảo tồn và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên (gỗ, chất đốt, xăng dầu). Qúa trình sản xuất tấm 3D không gây tiếng động lớn, không có khí thải hoặc nước thải độc hại, không có chất thải rắn gây nguy hiểm cho người lao động và môi trường xung quanh.
Tấm kết cấu 3D cơ bản là sản phẩm nhẹ, được sản xuất từ sắt và mút xốp Polysterene là chế phẩm của dầu mỏ, khi được phủ bê tông có cấu tạo từ xi măng, cấp phối là cát, đá, nước hoàn toàn không độc hại với sức khoẻ và môi trường như amiăng ximăng, tôn PU phủ sợi thuỷ tinh. Với dây chuyền thiết bị công nghệ nhập khẩu toàn bộ, chi phí đầu tư ban đầu cho một nhà máy sản phẩm tấm panel 3D khoảng 11 triệu USD, thời gian lắp đặt nhà máy khoảng 2 năm |
In máy bay bằng công nghệ 3D
TPO - Đây là chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được tạo ra bởi công nghệ đột phá, in 3D. Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Southampton (Anh) đã có những chuyến bay thử nghiệm thành công. Đặc biệt, máy bay mô hình này được sản xuất chỉ bằng máy tính, nhưng vẫn có thể đạt tốc độ bay 160km/h và cánh dài tới 2m.
Được biết, một chiếc máy in laze nylon đặc biệt được sử dụng để tạo ra từng lớp của chiếc máy bay trước khi dựng lên hình hài hoàn chỉnh. Trong khi đó, những phần khác của máy bay được sản xuất riêng biệt và được lắp vào thân máy bay rất đơn giản trong vòng vài phút mà không cần tới bất kỳ dụng cụ hỗ trợ nào.
Tất nhiên, đây chính là phương pháp sản xuất máy bay nhanh nhất trong lịch sử loài người (tính đến lúc này). Công nghệ đột phá này do nhóm nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu thiết kế và chế tạo trên máy vi tính, Đại học Southampton (Anh) thực hiện, hứa hẹn là giải pháp tối ưu cho các nhà sản xuất máy bay chuyên nghiệp.
Đầu tiên, nhóm nghiên cứu tạo ra những thiết kế nguyên mẫu chiếc máy bay trên máy tính, sau đó đặt lệnh cho chiếc máy in tạo ra máy bay với độ dày từng lớp là 100 micrometers. Bột thép, nhựa hay titanium được sử dụng làm nguyên liệu để tạo nên sản phẩm, còn sức nóng của laser giúp gắn chặt các lớp với nhau.
Chiếc máy bay mô hình chạy điện này có thể bay mà gần như không tạo ra tiếng ồn, đồng thời được trang bị hệ thống bay tự động cỡ nhỏ. Các nhà khoa học cho biết, công nghệ "in 3D” cho phép họ thiết kế hình dáng và cấu trúc của chiếc máy bay dễ dàng hơn, trong khi những kỹ thuật tương tự hiện nay hao tốn rất nhiều chi phí. Hơn nữa, công đoạn này có thể được hoàn thành trong vài tuần thay vì vài tháng.
Mặt khác, công nghệ "in 3D” không cần sử dụng các công cụ trong khi sản xuất, nhưng vẫn cho phép thay đổi kích cỡ mà không tốn thêm chi phí.
Giáo sư Jim Scanlon, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cùng giáo sư Andy Keane, cho biết: "Công nghệ này cho phép các nhóm thiết kế tái sinh những ý tưởng và kỹ thuật trước đây chưa thể thực hiện được do chi phí quá cao khi sử dụng công nghệ sản xuất thông thường”.