Hotline: 0912.353.353 - Hà nội: 44501308
Yahoochat: cafe3dsieunet@yahoo.com.vn

TƯƠNG LAI CỦA GAME 3D VỚI CÔNG NGHỆ 3 CHIỀU


Asus G51J - một trong những laptop đầu tiên cho phép chơi game 3D
Các nhà phát hành game hiện nay tập trung ở 3 điểm chính: công nghệ 3D, khả năng tương tác giữa các game thủ với nhau và các nội dung thêm vào có thể tải về từ trên mạng. Đối với công nghệ 3D, có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau xung quanh vấn đề này. Những người đồng tình nói rằng với công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, game 3D là một xu hướng tất yếu. Nó giúp người chơi có thể hòa nhập vào môi trường trong game, mọi hiệu ứng đều được phát huy tối đa tác dụng.
Killzone 3 - một trong những trò chơi 3D đầu tiên trên hệ máy PS3
Tại một cuộc họp báo trong tháng 5 vừa qua, Sony đã tuyên bố hệ máy PlayStation 3 của họ có thể chơi được game 3D trong tương lai và Killzone 3 (dự kiến sẽ phát hành vào tháng 2/2011) là một trong những game đầu tiên áp dụng công nghệ này. Người dùng cần tải về 3 phần mềm -Wipeout HD, Super Stardust HD, và PAIN (sẽ ra mắt trong năm tới) để có thể thưởng thức những pha hành động ấn tượng nhất. Danh sách các game 3D sắp tới của Sony gồm Hustle Kings, MotorStorm: Apocalypse, Gran Turismo 5, và Mortal Kombat.
Nintendo 3DS
Với Nintendo, trong tháng 3 vừa qua, họ đã làm tất cả mọi người ngạc nhiên khi giới thiệu thiết bị Nintendo 3DS có khả năng tạo lập hình ảnh 3D mà không cần đeo kính. Sự thành công ngoài mong đợi của 3DS khiến chủ tịch Satoru Iwata của Nintendo hứa sẽ đưa công nghệ 3D vào hệ máy Wii.
Nhiều người khó có thể chơi game hàng giờ với chiếc kính 3D
Một số người nhận định, chơi Game 3D sẽ không tốt cho sức khỏe khi xuất hiện các cảm giác buồn nôn, chóng mặt. Thêm vào đó, việc đeo kính 3D hàng giờ sẽ khiến nhiều người đau đầu, nhức mắt...
Cory Davis, trưởng nhóm thiết kế của Spec Ops: The Line, bày tỏ quan điểm hy vọng vào sự phát triển của game 3D. Tuy nhiên, ông khẳng định không phải mọi trò chơi đều có thể "3D hóa". Một số người dùng sẽ không thể chấp nhận được việc đeo kính trong một thời gian dài chỉ đế chơi game. Ngoài ra, việc phát hành và đầu tư vào công nghệ 3D sẽ "ngốn" nhiều thời gian và tiền của, đẩy giá thành của game lên cao.
"Game 3D là cần thiết, tuy nhiên chúng ta cần thêm thời gian để phát triển nó. Hãy chờ đến khi TV và truyền hình 3D trở nên phổ biến thì hãy nghĩ đến game 3D" ,Stuart White, trưởng nhóm phát hành Ghost Recon: Future Soldier, nhận định.
Gamethu

TƯƠNG LAI NÀO CHO CÔNG NGHỆ 3D?

Print
Tương lai nào cho công nghệ 3D?

Ti vi 3D dường như chưa bao giờ trở thành sản phẩm "hot” hay tạo nên trào lưu mua sắm. Giờ đây, khi thế hệ sản phẩm 3D đầu tiên chưa "tiêu hóa” được là bao, các hãng đã phải tính đến những chiến lược mới.
Từ thực tế và những phiền toái 

Không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nơi trên thế giới, ti vi 3D bị người tiêu dùng thờ ơ. Bằng chứng là cuối năm 2010 vừa qua, các chiêu kích cầu giảm giá "khủng” được nhiều nước áp dụng nhưng lượng tiêu thụ ti vi 3D vẫn lẹt đẹt. Những chiếc màn hình 2D kích thước lớn, trang bị công nghệ mới vẫn là tiêu điểm của nhiều người.

Bên cạnh việc giá cả sản phẩm khá cao, công nghệ truyền hình chưa đồng bộ, hay những khuyến cáo chính thức về sức khỏe, thì một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng ti vi 3D trong gia đình là cặp kính công nghệ màn trập chủ động đi kèm.

Đây chính là trở ngại lớn, bởi chiếc kính đắt, lại phải sử dụng pin nên thường xuyên phải thay pin hay sạc lại.

Cho đến nay, vẫn chưa có công nghệ nào có thể thay thế được công nghệ màn trập cho ti vi 3D, nhưng các hãng đi đầu trong lĩnh vực này đang khai phá một giải pháp. Đó là đưa công nghệ màn trập vào bên trong ti vi, cho phép người sử dụng dùng chiếc kính thụ động rẻ hơn, giống như chiếc kính ở trong rạp hát. LG ghi tên với thế hệ ti vi 3D vừa ra mắt dùng kính thụ động.

Tuy nhiên, "các gã khổng lồ” trong làng điện tử tiêu dùng vẫn đang đánh cược lớn hơn vào công nghệ 3D với mong muốn thay đổi cục diện trên thị trường ti vi 3D hiện nay. Một chiến lược hấp dẫn mang tính lâu dài nhằm loại bỏ hoàn toàn cặp kính đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà cung cấp phần cứng.

Tại Triển lãm Điện tử tiêu dùng (CES) vừa diễn ra tại Las Vegas, nhiều người đã được trải nghiệm cảm giác với công nghệ 3D không dùng kính do Toshiba giới thiệu. Tuy nhiên, công nghệ này có vẻ hiệu quả trên các loại màn hình cỡ nhỏ, nhưng lại là thách thức đối với các màn hình cỡ lớn.


3D không cần kính là gì?

Chìa khóa để tạo ra hình ảnh 3D là hiển thị một phiên bản hơi khác của hình ảnh hiện hữu, từ đó người xem sẽ kết hợp chúng và cảm nhận được chiều sâu. Cặp kính màn trập chủ động làm được điều này là nhờ kỹ thuật hiển thị khung hình tuần tự cho mỗi mắt – tức là ngăn chặn khả năng nhìn của một mắt tại một thời điểm và nhanh chóng luân phiên sang mắt bên kia để mỗi mắt chỉ thấy một nửa khung hình. Do đó, bạn cần một chiếc ti vi với tốc độ quét cao (ít nhất là 120hz) và đồng bộ hóa được hình ảnh trên màn hình với cơ chế ngăn chặn của chiếc kính.

Ti vi 3D không cần kính sử dụng các thấu kính lenticular lense để đạt hiệu ứng 3D. nhiều hình ảnh sẽ đồng thời hiển thị trên màn hình thành các dải xen kẽ. Một lớp thấu kính lồi sắp xếp dạng cột được đặt trên màn hình sao cho các dải hình ảnh hiển thị tới mắt người xem sẽ khác nhau tùy thuộc vào góc nhìn. Đặc tính này giúp người xem trải nghiệm hiệu ứng 3D ở các góc độ khác nhau. Vấn đề với cách tiếp cận này là nó làm giảm đáng kể độ phân giải của hình ảnh, vì rất nhiều điểm ảnh theo chiều ngang được huy động cho việc thể hiện hai phối cảnh ở các góc độ khác nhau.

Tính khả thi của công nghệ màn hình 3D không cần kính rõ ràng là dựa vào khả năng của các nhà sản xuất ti vi trong việc nâng cao độ phân giải cho những chiếc màn hình của họ.Toshiba đã tiết lộ rằng ti vi 3D không cần kính của họ có thể xử lý hình ảnh "siêu nét” với độ phân giải 7.680 x 4.320 – gấp 4 lần so với ti vi HD tiêu chuẩn.

Hạn chế và những tiềm năng

Những hạn chế của các loại ti vi 3D kích thước lớn không cần kính đang được thử nghiệm hiện nay là hiệu ứng 3D bị giảm khi nhìn ở các góc độ khác nhau. Thực tế cho thấy hình ảnh cũng như hiệu ứng không gian ba chiều chỉ chuẩn nhất khi người xem ngồi trực diện với màn hình. Chỉ cần đứng lệch thì hình ảnh bị hơi mờ, thậm chí là không có hiệu ứng. Hơn nữa, dù đứng ở vị trí nào thì độ phản xạ cũng khiến người xem mất tập trung, đặc biệt khi có một nguồn sáng bên ngoài chiếu trực tiếp vào màn hình. Độ sâu của hình ảnh ba chiều cũng không được phong phú như ti vi 3D có dùng kính.

Với những hạn chế đó, các chuyên gia phân tích trong lĩnh vực này nhận định ti vi 3D có sử dụng kính màn trập chủ động dẫu có bất tiện nhưng vẫn mang lại trải nghiệm tốt hơn. nói như vậy không có nghĩa là chấp nhận hiện thực và dừng lại. Phải thừa nhận rằng các mẫu ti vi 3D không cần kính đang được thử nghiệm đã mở ra một chặng đường mới đầy ấn tượng. Với tốc độ cải tiến không ngừng và độ phân giải ngày càng được nâng cao, ti vi công nghệ lenticular lense hứa hẹn sẽ có một tương lai tươi sáng hơn.

Toshiba cho biết hãng có ý định sẽ vẫn tiếp tục bán các loại ti vi công nghệ màn trập kể cả khi cho ra đời thế hệ ti vi không cần kính. Lý do được đưa ra là người tiêu dùng có thể lựa chọn theo sở thích của mình. Toshiba cho biết hãng đang kỳ vọng sẽ cho ra đời sản phẩm ti vi không cần kính đầu tiên vào cuối năm nay. Sony thì chưa muốn tiết lộ kế hoạch và dường như muốn chọn giải pháp hoàn thiện công nghệ trước khi tung ra thị trường.

Một điều rõ ràng là công nghệ 3D sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự tiến hóa của kỹ thuật trình chiếu video. Công nghệ 3D không cần kính chuyên dụng có thể giúp cho những chiếc ti vi thế hệ mới được nhiều người tiêu dùng chấp nhận hơn bằng cách cung cấp các tính năng hấp dẫn và thân thiện hơn. Việc triển khai hiện nay vẫn còn nhiều điều cần phải hoàn thiện, nhưng thực tế chứng minh rằng các đại gia trong ngành điện tử tiêu dùng đang đi đúng hướng.
 
Bài: Bảo Ngọc

SONY ĐANG ĐẶT CƯỢC TƯƠNG LAI VÀO CÔNG NGHỆ 3D

Hãng sản xuất điện tử hàng đầu của Nhật Bản là Sony đang đặt cược cả tương lai của hãng trong lĩnh vực giải trí gia đình vào công nghệ 3D. Kết nối Internet, 3D và các tính năng truy cập trực tuyến là những chủ đề chính trong bối cảnh Sony đã giới thiệu các tivi, máy ảnh-máy quay mới nhất của mình trong cuộc họp báo trước khi diễn ra Triển lãm Điện tử Gia dụng (CES) vào ngày 6/1 tại Las Vegas, Mỹ.

Sony đã mở rộng dòng sản phẩm tivi Bravia với các mẫu 3-D mới và các mẫu kết nối Internet.

Theo quan chức điều hành cấp cao của Sony Howard Stringer, hãng phim Sony Entertainment cũng đang triển khai các phim 3D quan trọng như "The Green Horner” - bộ phim sẽ có mặt tại các rạp chiếu trong tháng này, "Spider-Man” và "Men In Black.”

Ngoài ra, Sony còn tung ra dịch vụ Qriocity cho phép xem các bộ phim bom tấn theo yêu cầu trên các tivi Bravia có kết nối với Internet.

Dịch vụ này cũng cho phép truy cập các bài hát trên "đám mây” Internet đã được giới thiệu ở Anh và Ireland hồi tháng 12 năm ngoái và sẽ được mở rộng tới Mỹ, Canada và châu Âu vào cuối tháng Ba này.

Stringer còn cho biết thêm Sony sẽ bổ sung thêm các phim, trò chơi 3D và một kênh truyền hình 3Net 3D để "gia cố thêm” vị thế của mình trong thị trường này.

Hãng đã giới thiệu các máy ảnh và máy quay kỹ thuật số cho những người muốn cá nhân hóa trải nghiệm 3D qua những bức ảnh hoặc thước phim của chính mình ở định dạng này.

Không chỉ có vậy, Sony còn giới thiệu cả điện thoại thông minh Xperia dựa trên hệ điều hành Android mới nhất của Google.

3D HOLOGRAPHIC, CÔNG NGHỆ CHO TV 3D TƯƠNG LAI

Công nghệ 3D Holographic cho phép người xem có thể quan sát hình ảnh nổi 360 độ mà không cần sử dụng đến bất kỳ loại kính đeo chuyên dụng nào.

Nhân vật chính trong bộ phim Iron Man 2 đang sử dụng công nghệ 3D Holographic
Với công nghệ 3D Holographic, người xem không chỉ cảm nhận được chiều sâu hay các hiệu ứng nổi của vật thế như trên TV 3D hay màn chiếu 3D. Công nghệ này cho phép người xem có thể quan sát hình ảnh ở 360 độ. Các vật thể xuất hiện trên màn hình sẽ tạo cảm giác cho người xem tương tự như việc đang quan sát vật thể xuất hiện thực tế ngay trước mắt. Việc trình diễn các hình ảnh nổi được thực hiện nhờ vào một máy chiếu có độ phân giải cao, một máy tạo nền và bộ phận dựng hình.
Hiện tại, 3D Holographic vẫn đang được phát triển và mới được ứng dụng trong một số lĩnh vực đặc biệt như quốc phòng, quân sự. Engadget cho biết, mới đây hãng sản xuất có tên Zebra Imaging cũng vừa trình làng mẫu màn hình 3D Holographic thương mại đầu tiên có kích thước 30 x 45 cm với mức giá 1.500. Đây sẽ là tiền đề để công nghệ trình diễn 3D này sớm hoàn thiện và phổ biến trong tương lai.
Xem video về màn hình công nghệ 3D Holographic của Zebra Imaging.
Theo Số hoá



LEX8 SERIES LÀ MẪU HDTV ĐẦU TIÊN THẾ GIỚI SỬ DỤNG THIẾT KẾ ĐÈN NỀN NANO LED KIỂU MỚI, ẤN TƯỢNG VỚI KÍCH THƯỚC SIÊU MỎNG 8,8 MM.

 

LEX8 SERIES LÀ DÒNG HDTV ĐẦU TIÊN ĐƯỢC LG ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ MÀN HÌNH LCD VỚI HỆ THỐNG ĐÈN NỀN NANO LED KIỂU MỚI.
NGOÀI CÁC TÍNH NĂNG TRÌNH DIỄN 3D, MẪU HDTV MỚI CỦA LG CÒN CÓ THIẾT KẾ CỰC MỎNG, VỚI ĐỘ DÀY ĐO ĐƯỢC LÀ 8,8 MM.
ĐI KÈM VỚI ĐÓ LÀ KIỂU THIẾT KẾ CHÂN ĐẾ LẠ, KHÁ GIỐNG VỚI MẪU 3D LED C9000 CỦA SAMSUNG.
CHÂN ĐẾ CÓ KIỂU DÁNG CHỮ NHẬT LỚN VÀ DÀY...
... CHỨA ĐỰNG TOÀN BỘ HỆ THỐNG KẾT NỐI TÍN HIỆU CÓ TRÊN TV CHỨ KHÔNG NẰM Ở SAU LƯNG MÀN HÌNH NHƯ CÁC MẪU TV THÔNG THƯỜNG.
TOÀN BỘ MÀN HÌNH ĐƯỢC BAO BỌC BỞI MỘT LỚP VỎ KIM LOẠI CHẮC CHẮN.
LEX8 SERIES KHÔNG SỞ HỮU MÀN HÌNH GƯƠNG, NHƯNG VẪN LÀ MẪU HDTV LED CỦA LG CÓ ĐƯỜNG VIỀN MÀN HÌNH MỎNG NHẤT, VỚI BỀ RỘNG CỦA HAI MÉP TRÁI VÀ PHẢI CHỈ LÀ 1,25 CM.
THEO NHƯ GIỚI THIỆU, CÔNG NGHỆ NANO LED MỚI ĐÃ GIÚP CHẤT LƯỢNG HÌNH ẢNH CỦA LEX8 SERIES TRỞ NÊN SÁNG, RÕ RÀNG VÀ MƯỢT MÀ HƠN CÁC LOẠI MÀN HÌNH LG LED THÔNG THƯỜNG HIỆN NAY. LG CHO BIẾT SẼ PHÁT HÀNH MẪU NANO LED ĐẦU TIÊN CỦA MÌNH VÀO THÁNG SAU TẠI HÀN QUỐC VÀ ĐỨC.



Vũ Quang Hải - 0912.353.353 - Hà nội: 44501308 | Create a free website with uCoz